Chăm sóc da mụn vô cùng khó khăn, trong đó có những loại mụn không nên nặn để tránh gây tổn thương sâu cho da. Để tìm được cách chăm sóc da mụn tốt nhất cũng như hiểu rõ về từng loại mụn thì bạn nhất định đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Chắc chắn sau khi tham khảo lý thuyết chăm sóc da mụn cũng như kinh nghiệm của những người đã từng xử lý các loại mụn tuyệt đối không được nặn thì bạn sẽ nhanh chóng lấy lại làn da sáng khoẻ đấy.
1. Vì sao cần hiểu rõ về các loại mụn không nên nặn?
Tự nặn mụn tại nhà dường như đã là cách “xử lý” các nốt mụn trên da mà bất cứ ai cũng từng thử làm. Tuy nhiên bạn có biết có một số loại mụn nên nặn hay không? Vì nếu nặn mụn không đúng cách, không an toàn, không hợp vệ sinh sẽ khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Đó là lý do vì sao bạn nhất định không thể bỏ qua danh sách các loại mụn cần được điều trị bằng thuốc, phương pháp điều trị mụn chuyên sâu thay vì tự nặn tại nhà.
Việc tự nặn mụn tại nhà có thể nhanh chóng, dễ thực hiện, không tốn tiền. Nhưng hậu quả nhận lại có thể sẽ là mụn bị lan sang các vùng da khác, da bị nhiễm trùng, thậm chí là ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tự nặn mụn. Nếu không muốn gặp phải tình trạng như trên thì hãy xem ngay các loại mụn không nên nặn và cách chăm sóc da mụn đúng đắn hơn ở ngay bên dưới nhé.
2. Những loại mụn không nên nặn
Mụn được phân chia thành nhiều loại với trạng thái xuất hiện trên da khác nhau. Đa số chuyên gia da liễu đều cho rằng không nên tự nặn mụn tại nhà để tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi bạn chưa biết rõ những vết mụn đang xuất hiện thuộc loại nào và cần có cách chăm sóc ra sao. Để không gặp biến chứng nguy hiểm khi nặn mụn, bạn nhất định nên biết về các loại mụn không nên nặn như:
Mụn mủ xuất hiện dưới dạng lông mọc ngược
Mụn rộp
Mụn ở những vùng nguy hiểm
Mụn ác tính
Những loại mụn này có kích thước, trạng thái và thời gian xuất hiện trên da không giống nhau. Tuy nhiên điểm chung của chúng là đều nằm trong danh sách các loại mụn không nặn. Nếu bạn tự nặn mụn tại nhà hoặc thực hiện nặn mụn, chăm sóc da tại các cơ sở không uy tín, không đảm bảo vệ sinh sẽ đẩy lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
Trong đó, biến chứng thường gặp nhất khi nặn mụn chính là bị nhiễm trùng da, mụn lan sang các vùng da khác gây mất thẩm mỹ và thậm chí ảnh hưởng tới sức khoẻ, cuộc sống của bạn.
3. Kinh nghiệm của những người đã từng bị nổi mụn
Tình trạng da bị nổi mụn thực chất vô cùng phổ biến và mọi loại da, mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải việc da bị mụn. Và tất nhiên tuỳ vào cơ địa của mỗi người thì việc chăm sóc, điều trị mụn cũng sẽ khác nhau. Nhưng bạn cũng nên tham khảo một liệu trình điều trị mụn phổ biến và rất dễ áp dụng sau đây.
Các thao tác này đều có thể thực hiện tại nhà để giúp tình trạng da mụn không chuyển biến xấu mà ngược lại càng nhanh chóng thuyên giảm hơn:
Nên rửa mặt bằng nước sạch và sữa rửa mặt có thành phần thiên nhiên vào hai buổi sáng và tối hoặc sau khi ra ngoài
Tránh để da mụn tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ
Sử dụng thuốc điều trị mụn do bác sĩ tư vấn
Áp dụng các phương pháp skincare, chăm sóc da tại nhà bằng dưa leo, sữa chua, tinh bột nghệ, …
3.1 Cách chăm sóc da khi bị nổi mụn
Để biết cách chăm sóc da mụn tốt nhất, bạn cần hiểu rõ mình da đạng bị mọc loại mụn gì. Đồng thời cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao da bị nổi mụn. Thông thường có một số nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do thời tiết, thực phẩm có tính nóng bạn đã nạp vào cơ thể, thói quen sinh hoạt không khoa học, … Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân như mọc mụn trong tuổi dậy thì, mụn do thay đổi nội tiết tố, …
3.2 Khi bị mọc mụn trên da, có 3 cách giúp bạn cải thiện tình hình chính là:
Chăm sóc cơ thể từ bên trong bằng cách uống nhiều nước, ăn thêm trái cây, rau xanh, bổ sung các loại khoáng chất để cải thiện tình trạng nóng trong
Chăm sóc mụn từ bên ngoài bằng các loại thuốc đặc trị mụn do bác sĩ da liễu khuyên dùng. Ngoài ra, bạn nên rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt có thành phần tự nhiên, dịu mát
Nên tránh sử dụng đồ nóng, chất kích thích và đặc biệt không nên tự nặn mụn
Ngoài việc chăm sóc da khi đang bị nổi mụn, bạn cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống để tình trạng nổi mụn không bị lặp lại. Cách chăm sóc da cũng như thói quen sinh hoạt sẽ quyết định rất nhiều đến việc da có còn xuất hiện mụn hay không.
Phương pháp đơn giản nhất là có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, ưu tiên ăn rau xanh trái cây. Đồng thời, hãy tìm hiểu thêm về các cách skincare, chăm sóc da từ bên ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tiếp đến là điều trị mụn chuyên sâu bằng công nghệ OPT đem kết quả đáng kinh ngạc hơn so với những công nghệ cũ trước đây, với những ưu điểm như: trị mụn hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, ngừa thâm và làm da khỏe mạnh hơn.
3.3 Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về những loại mụn không nên nặn cũng như cách chăm sóc da mụn đúng đắn. Chúc bạn sớm lấy lại làn da căng bóng, mịn màng và không còn đau đầu vì những nốt mụn kém duyên trên da nhé!
Xem thêm:
Điều trị mụn Thẩm mỹ SMAS
Kem chấm mụn SMAS tại đây